Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Zoom bị kiện vì gửi dữ liệu cho Facebook

Sau rắc rối liên quan đến việc gửi dữ liệu người dùng cho Facebook , Zoom đã chính thức xin lỗi và tung ra bản cập nhật mới. Đến ngày 30/3, một đơn khiếu kiện đã được gửi lên toà án California cáo buộc Zoom không bảo vệ thông tin người dùng.

"Sau khi cài đặt hoặc sau mở ứng dụng, Zoom sẽ thu thập thông tin cá nhân của người dùng và chia sẻ chúng với bên thứ ba, bao gồm cả Facebook mà không thông báo. Ứng dụng đang xâm phạm quyền riêng tư của hàng triệu khách hàng", cáo buộc viết.

Business Insider đã liên hệ đại diện Zoom nhưng chưa nhận được phải hồi.

Ngày càng nhiều người dùng Zoom để học tập, làm việc trong bối cảnh Covid-19 bùng phát. Ảnh: Mashable.

Ngày càng nhiều người dùng Zoom để học tập, làm việc trong bối cảnh Covid-19 bùng phát. Ảnh: Mashable.

Vụ kiện bắt nguồn từ việc nhà nghiên cứu về quyền riêng tư Pat Walshe phát hiện ứng dụng Zoom Cloud Meetings trên iOS gửi thông tin về kiểu máy, múi giờ, tỉnh/thành phố, nhà mạng... tới Facebook mà không cho người sử dụng biết. "Với dữ liệu này, các công ty truyền thông hoàn toàn có thể nhận biết được thông tin khách hàng và cá nhân hóa quảng cáo", Pat Walshe phân tích.

Theo Walshe, hành vi này "gây sốc" bởi trong các điều khoản sử dụng của mình, Zoom không đề cập tới việc gửi dữ liệu cho Facebook mà chỉ nhắc tới việc "một số đối tác, như Google và Google Analytics, sẽ tự động thu thập thông tin người dùng", nhưng không nói sẽ chuyển dữ liệu cho Facebook. Theo một số nhà nghiên cứu, sự việc được đánh giá nghiêm trọng bởi chúng liên quan đến Facebook, mạng xã hội từng dính nhiều bê bối liên quan tới quyền riêng tư.

Zoom xác nhận Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog việc ứng dụng gửi dữ liệu đến Facebook, nhưng cho rằng đây là điều nằm ngoài ý muốn. Sau đó hãng phát hành bản cập nhật trên iOS, xoá bỏ các đoạn mã cho phép Facebook thu thập thông tin.

Vụ kiện diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu của Zoom đang tăng vọt trong những tuần gần đây. Nhu cầu học, làm việc từ xa buộc người dùng phải tìm đến các ứng dụng online khi Covid-19 hoành hành.

Khương Nha (theo Business Insider )

Tiên Nguyễn chính thức hết bệnh và về nhà: 'Hy sinh cho con là cha mẹ, mở rộng vòng tay đón con trở về là Việt Nam'

Những ngày vừa qua, dịch bệnh Covid-19 đã có những diễn biến phức tạp khiến đông đảo người dân quan tâm. Giữa thời điểm nhạy cảm, tin vui Tiên Nguyễn - em chồng Hà Tăng cũng là con gái của vợ chồng tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn nhận kết quả âm tính với virus corona sau thời gian dài điều trị khiến nhiều người vô cùng an tâm. 

Được biết, con gái "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn đã được các y bác sĩ tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM chăm sóc ân cần.

Mới đây, Tiên Nguyễn chia sẻ tin vui khỏi bệnh và được xuất viện về nhà trên Instagram cá nhân với nội dung như sau:

Hôm nay Tiên đã hết bệnh và được xuất viện!

Sinh con ra, lo lắng và hy sinh cho con lúc bình yên cũng như sóng gió là cha mẹ.

Mở rộng vòng tay đón con trở về trong lúc hoạn nạn là quê hương, là tổ quốc Việt Nam.

Cứu con, chữa trị và chăm sóc con qua cơn bạo bệnh là các y bác sĩ và điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM.

Con xin tri ân và trân trọng cám ơn.

Tiên cũng xin chân thành cám ơn bạn bè người thân và những người yêu mến Tiên đã theo dõi và động viên tinh thần Tiên suốt thời gian qua!

Tiên sẽ chính thức quản lý quỹ từ thiện của tập đoàn, và mong rằng những nhà hảo tâm trong và ngoài nước cùng chung tay góp sức với Tiên làm nhiều việc ý nghĩa cho cộng đồng.

Rất nhiều bạn bè, dân mạng đã để lại bình luận chúc mừng Tiên Nguyễn và mong cô sẽ hoàn thành xuất sắc trong vai trò mời để đóng góp cho cộng đồng.

Tiên Nguyễn chính thức hết bệnh và về nhà: Hy sinh cho con là cha mẹ, mở rộng vòng tay đón con trở về là Việt Nam - Ảnh 2.

Tiên Nguyễn nở nụ cười khi nhận được kết quả âm tính Covid-19 sau thời gian điều trị.

Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog

Tôi không có tiền vợ vẫn đòi nợ

Em là người con gái xinh đẹp, đáng yêu, nấu ăn ngon, biết lễ nghĩa, việc nhà và việc ngoài xã hội em đều đảm. Năm đầu sau cưới, cuộc sống hôn nhân của tôi rất đẹp. Tôi làm nhân viên cho một tập đoàn lớn, lương 25 triệu mỗi tháng, đưa em 15 triệu, còn lại giữ để chi tiêu. Vợ làm nhân viên ngân hàng, trước thu nhập của em trung bình từ 15 đến 20 triệu mỗi tháng. Từ khi mang thai và doạ sinh non, em nghỉ ở Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog nhà, mọi chi tiêu trong nhà tôi là người gánh vác.

Cuộc sống sẽ không có nhiều thay đổi và hạnh phúc nếu như tôi không quyết định nghỉ việc ở tập đoàn lớn để khởi nghiệp khi vợ vừa sinh con một tháng. Vợ khóc và tìm mọi cách thuyết phục tôi vì chúng tôi chưa có nhà riêng, vẫn phải thuê, lại con nhỏ. Tôi quyết chí phải lập nghiệp để kiếm tiền cho gia đình, để nuôi con và lo cho vợ. Gia đình và em phản đối nhưng tôi vẫn quyết làm. Thấy tôi quyết tâm nên em đành đồng ý. Công việc mới thay đổi nên tôi có lấy một số vốn của vợ chồng dành dụm hồi mới cưới để làm ăn, chẳng may thua lỗ, nợ càng thêm nợ, tôi càng phải cố gắng quyết tâm nhiều hơn.

Sinh con xong nên em ở nhà bán hàng online, cuối cùng gây dựng được một cửa hàng. Thu nhập hàng tháng cũng đủ để trang trải chi tiêu trong gia đình. Em cứ như vậy vừa nuôi con vừa bán hàng, trộm vía bé nhà tôi rất bụ bẫm, ngoan ngoãn, lại thông minh hiểu chuyện. Để có những đơn hàng lớn tôi phải đi tiếp khách và ăn nhậu nhiều. Một tuần tôi phải đi đến 5 ngày, tiếp khách về cũng muộn, đa phần 2, 3h sáng mới về nhà khi vợ con đã ngủ. Thời gian để chơi với con và chăm sóc thể hiện tình cảm với vợ không nhiều. Suốt 2 năm kể từ khi tôi nghỉ việc, cuối cùng công việc của tôi cũng tiến triển, bắt đầu kiếm được thu nhập đều đặn, mỗi tháng đưa vợ 15 triệu, tuy nhiên có tháng đưa tháng thiếu. Hơn nữa trong quá trình làm ăn tôi cũng vay của vợ 300 triệu và thêm 50 triệu nữa nhưng hứa mà không trả đúng hạn.

Hôm nay chúng tôi cãi nhau. Bình thường em vẫn dịu dàng và đáp ứng tôi, giờ thì không. Vợ bảo em không đòi tôi trả nợ ngay nhưng phải cho em một cái hẹn đúng để em còn thu xếp tài chính cho gia đình, gần đây công việc làm ăn của em cũng gặp khó khăn. Tôi thấy em chẳng cần tiêu gì đến tiền nhưng cứ một mực đòi. Tôi còn nghĩ chắc em kể hết chuyện này với những người bạn, họ cười chê làm tôi càng điên tiết. Tôi thấy đã là vợ chồng phải chia sẻ khó khăn với nhau, em đòi tiền trong lúc tôi không có đồng nào trong người, đang dịch bệnh như thế này thật là ích kỷ. Hay em không còn yêu tôi nữa, có người khác bên ngoài. 2 năm vừa qua tôi không có nhiều tiền nhưng đã cố gắng hết sức để làm việc lo cho gia đình một tương lai sáng hơn chứ không lười nhác. Cuộc cãi vã ngày hôm nay khiến tôi suy nghĩ và cảm thấy chán nản với vợ. Mong được các bạn chia sẻ.

Lâm

Độc giả gọi vào số 09 6658 1270 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc.

Người "tiền nhiệm" của Xuân Trường và 2 đường cầu vồng làm ngạc nhiên cả châu Á

Loạt bài "90 phút phi thường" là nơi để người hâm mộ cùng nhớ lại những màn trình diễn xuất sắc, ghi lại dấu ấn đậm nét của các tuyển thủ Việt Nam, từ các đàn anh như Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Công Vinh, Thành Lương... đến những Quang Hải, Công Phượng, Đoàn Văn Hậu...

Nếu không đóng vai trò nước đồng chủ nhà, ĐT Việt Nam có lẽ không đủ sức vượt qua vòng loại Asian Cup 2007. Và khi VCK cận kề, kỳ vọng mà HLV Alfred Riedl dành cho học trò cũng không cao do chuỗi thành tích đáng buồn trước đó.

Đáng ngại hơn, Việt Nam rơi trúng bảng đấu cùng với 3 nhà vô địch: Nhật Bản - Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog ĐKVĐ Asian Cup, Qatar - ĐKVĐ Asiad và UAE - ĐKVĐ Cúp Vùng vịnh. Để giành được 1 chiến thắng cũng không dễ chút nào chứ chưa nói đến chuyện cạnh tranh vé đi tiếp.

Trận mở màn, Việt Nam đối đầu với UAE. Bên kia chiến tuyến, đối thủ được dẫn dắt bởi HLV Bruno Metsu - người từng đưa Senegal vào tứ kết World Cup. Trong đội hình còn có Marta, Quả bóng vàng U20 World Cup 2003.

Người tiền nhiệm của Xuân Trường và 2 đường cầu vồng làm ngạc nhiên cả châu Á - Ảnh 2.

HLV Afred Riedl "bắt bài" được UAE

Tuy nhiên, nhờ nghiên cứu kỹ càng cách chơi của UAE và đưa ra sách lược hợp lý, HLV Afred Riedl đã giúp ĐT Việt Nam tạo ra thế trận không hề lép vế. Đoàn quân áo đỏ chủ động phòng ngự chặt, cố gắng bọc lót cho nhau để chống lại đối thủ có ưu thế về thể hình và tốc độ. Mỗi khi có bóng, Việt Nam thường tổ chức phản công cực nhanh nhờ các tiền vệ cánh và tiền đạo cơ động.

Thế trận giằng co kéo dài đến giữa hiệp hai, cho tới khi Minh Phương lên tiếng. Phút 64, Huỳnh Quang Thanh cắt được bóng ở giữa sân. Anh lập tức đẩy bóng cho Minh Phương rồi bất ngờ tăng tốc hướng thẳng vào vòng cấm địa.

Minh Phương xoay người, chỉ cần nửa giây suy nghĩ trước khi bấm bóng vòng qua sau lưng các hậu vệ UAE, rơi xuống ngay trước vòng cấm địa. Thanh Bình là người dứt điểm đầu tiên, nhưng cú sút không trúng bóng. Và Quang Thanh sau quãng nước rút dài hàng chục mét bất thình lình có mặt để sút tung lưới.

Một pha phối hợp quá đột biến và xuất sắc của ĐT Việt Nam. Hàng thủ UAE hoàn toàn không thể ngờ rằng người chốt hạ lại không phải những tiền đạo mà là một hậu vệ cánh như Quang Thanh.

Người tiền nhiệm của Xuân Trường và 2 đường cầu vồng làm ngạc nhiên cả châu Á - Ảnh 3.

Minh Phương nổi tiếng với những đường chuyền vượt tuyến sắc sảo

Bàn thắng thứ hai tiếp tục là khoảnh khắc thiên tài của Minh Phương. Cầm bóng ở vòng tròn giữa sân, tiền vệ người Bình Phước phất một đường chuyền dài đẹp như tranh vẽ, loại bỏ hoàn toàn hàng thủ UAE, đưa Công Vinh vào thế đối mặt với thủ môn. Công Vinh dĩ nhiên không thể bỏ lỡ cơ hội ngon ăn như vậy, khéo léo lốp bóng qua đầu thủ thành Nasser để ấn định tỉ số 2-0.

Chiến thắng của ĐT Việt Nam đã khiến cả giải đấu ngạc nhiên. Hóa ra, 4 nước đồng chủ nhà đến từ Đông Nam Á hoàn toàn đủ sức làm nên chuyện chứ không chỉ cam phận "làm nền".

Pha kiến tạo của Minh Phương cho Công Vinh tại chung kết AFF Cup 2008 gặp Thái Lan thực ra là một tình huống phối hợp... lỗi. Đúng như kế hoạch, Công Vinh hút người và Minh Phương cần chuyền cho Việt Thắng. Nhưng bóng lại tìm đến cái đầu của Công Vinh và phần còn lại là lịch sử.

Một năm sau Asian Cup, Minh Phương tiếp tục kiến tạo cho Công Vinh ghi một bàn thắng lịch sử khác, đưa Việt Nam vô địch AFF Cup 2008. Anh vẫn luôn được nhắc đến như một trong những tiền vệ xuất sắc nhất nhất của đội tuyển.

Hình ảnh của Minh Phương sau này được tái hiện phần nào ở Xuân Trường , đặc biệt là ở những đường chuyền bóng tinh tế và các pha sút phạt hiểm hóc.

Việt Nam 2-0 UAE Asian Cup 2007 (Video: BLV Quang Huy)



Chiến sự Syria: Tuyệt vọng phá nhà tù, xông lên tấn công, IS tổn thất đắng cay

Theo AMN, các tù nhân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã tìm mọi cách thoát khỏi nhà tù Ghuweiran, Syria đêm qua một lần nữa nhưng tiếp tục bị Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) bắt giữ tại tỉnh Al-Hasakah.

Theo báo cáo, SDF đã nhanh chóng khôi phục trật tự sau khi các tù nhân Nhà nước Hồi giáo cố gắng thoát ra khỏi nhà tù Ghuweiran.

Các tù nhân ISIS ra sức trốn thoát khỏi nhà tù nhưng chúng không thể đi xa được Al-Hasakah. Một số kẻ khủng bố được tìm thấy tại các tòa nhà đang xây dựng dở, một số trốn trong các khu công nghiệp gần đó.

Một nguồn tin cho biết một số kẻ khủng bố IS đã chiếm được vũ khí hạng nhẹ khi thoát khỏi nhà tù và giúp chúng thuận lợi trong việc vượt ngục tuy nhiên thành công của chúng chỉ là tạm thời. Không lâu sau khi vượt ngục, chúng lại bị bắt và bị trừng phạt cay đắng.

Nhà tù trung tâm Ghuweiran có khoảng 5.000 tù nhân IS từ 54 quốc gia; đây là trung tâm giam giữ lớn nhất của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo.

Chiến sự Syria: Tuyệt vọng phá nhà tù, xông lên tấn công, IS tổn thất đắng cay - Ảnh 2.

Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thành lập lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp

Ngày 29/3, hãng tin Baladi News ủng hộ thánh chiến cho biết, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang lên kế hoạch thành lập một lực lượng hỗn hợp với các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Greater Idlib của Syria.

Baladi News dẫn các nguồn tin thông thạo về nội bộ Ankara cho biết, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thành lập 5 lữ đoàn biệt kích, trong đó có 3 lữ đoàn với nhóm Hồi giáo cực đoan Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NFL), và 2 với nhóm Hồi giáo cực đoan Quân đội Quốc gia Syria (SNA).

Các lữ đoàn này sẽ nằm dưới quyền chỉ huy chung của các sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ và các chỉ huy chiến trường Syria, vốn được phương Tây huấn luyện trong thời gian chiến tranh ở Syria.

Mỗi lữ đoàn biệt kích sẽ có trong biên chế 1.500 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và 1.500 tay súng Hồi giáo cực đoan Syria. Lực lượng mới được cho là sẽ mang tên là Lực lượng biệt kích đặc biệt (SCF). Tiến trình huấn luyện đào tạo được tổ chức tại các căn cứ quân sự bên trong Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong lực lượng này sẽ có khoảng 9.000 tay súng Syria, và sẽ được giao nhiệm vụ chiến đấu nếu lệnh ngừng bắn Nga -Thổ Nhĩ Kỳ bị vô hiệu hóa.

Sự hình thành của một lực lượng biệt kích đặc biệt ở quy mô này sẽ là một vấn đề rất lớn, nếu xét đến những liên kết đặc biệt giữa các nhóm khủng bố Hay’at Tahrir al-Sham (HTS, Al-Qaeda Syria), các nhóm theo tư tưởng al-Qaeda khác với SNA và NFL ở Greater Idlib. Dễ dàng thấy được, những tay súng được huấn luyện này sẽ là lực lượng bổ sung cho các nhóm thánh chiến để tấn công quân đội Syria.

Và như vậy, khi thỏa thuận ngừng bắn bị vô hiệu hóa, lực lượng biệt kích đặc nhiệm này sẽ phối hợp cùng với thánh chiến và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành cuộc tấn công mở rộng vùng kiểm soát trên lãnh thổ Syria.

Nếu điều này thành hiện thực, Ankara đã không cần giấu giếm ý đồ của mình là chiếm đóng một phần lãnh thổ của Syria, tương tự như Israel với cao nguyên Golan.

Giải tỏa áp lực tài chính để người dân an tâm chống dịch

(Bài Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.)

Thủ tướng yêu cầu cách ly xã hội trên toàn quốc , không tập trung quá hai người nơi công cộng, từ 0h ngày 1/4 và kéo dài trong 15 ngày theo nguyên tắc "gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh".

Việc chống dịch như chống giặc được đông đảo người dân ủng hộ. Tuy nhiên, việc thực hiện hiện nay đa phần là trông chờ vào ý thức của từng cá nhân. Vẫn còn đâu đó rất nhiều cá nhân, tổ chức xem thường hoặc cố tình làm trái với chỉ thị. Phải chăng những việc làm ấy còn tồn tại chính vì việc chế tài của pháp luật chưa đủ sức răn đe. Và cũng chính từ việc không đủ sức răn đe ấy khiến cho việc chống dịch càng trở nên phức tạp hơn.

Cần có biện pháp mạnh tay đối với những người cố tình vi phạm

Trước đây, khi tình hình dịch bệnh ở việt Nam dường như sắp chạm vào Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog mốc thành công khi chúng ta sắp công bố là đã thành công phòng chống dịch thì bệnh nhân thứ 17 xuất hiện đã làm thay đổi mọi thứ. Và rồi tiếp sau đó là những trường hợp khác. Đa phần họ là những người có điều kiện kinh tế tốt, được đi du lịch, du học và trong đó có cả người là lãnh đạo của công ty. Tuy nhiên ý thức của họ đã khiến cho công cuộc chống dịch trong nước gần như đi vào vỡ trận. Nếu không nhờ vào sự chuẩn bị và tinh thần cảnh giác cao của các cơ quan thì có lẽ bây giờ tình hình đã khác. Nhưng bao nhiêu người trong số họ đã bị xử lý? Hay chỉ là vận động và rồi lại trông chờ ý thức.

Nỗi lo Đông Nam Á 'vỡ trận' như châu Âu

Những người nhập cảnh tìm cách khai gian để không bị cách ly. Việc trông chờ vào ý thức của cá nhân khi ấy vô tình khiến cho việc lần theo hành trình của người đó vất vả. Giá như khi ấy chúng ta cứng rắn hơn, cách ly những người nhập cảnh và hạn chế nhập cảnh thì có thể diễn biến có phần khác.

Và rồi đến những người đang cách ly nhưng tìm cách trốn cách ly. Người thì chuẩn bị xuất cảnh, người thì chạy sang tỉnh thành khác. Không cần biết vì lí do gì nhưng việc đang cách ly mà trốn như vậy cần phải được xử lý nghiêm và nặng vì biết đâu trong số đó có người mang mầm bệnh đi lây lan.

Và rồi có nhiều người lợi dụng tình hình dịch bệnh mà đăng bài câu view. Chưa bàn tới mục đích là gì, chỉ riêng việc gây hoang mang dư luận cũng đáng bị xử lý.

Với việc đóng cửa các tụ điểm, hàng quán...với mục đích tránh sự lây lan virus. Rất nhiều nơi đã tự giác chấp hành nghiêm chỉnh. Có nơi vẫn mở cửa kinh doanh nhưng vì chưa nắm được tình hình nhưng khi được giải thích rõ thì đã nhanh chóng hợp tác ngay mà không cần chờ đợi. Rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, ở đâu đó, vẫn còn nhiều nơi cố tình phớt lờ lệnh đóng cửa. Vẫn tụ tập đông người như không có gì.

'Ở nhà trong hai tuần để dập tắt khi dịch còn là đốm nhỏ'

Mọi người khi ra đường hiện nay ngoài nón bảo hiểm thì khẩu trang là thứ không thể thiếu. Vừa bảo vệ bản thân vừa bảo vệ cộng đồng. Ấy vậy mà còn nhiều người ra đường không những không đeo khẩu trang mà còn khạc nhổ lung tung. Người đi sau hoặc xung quanh có bức xúc cũng không biết phải làm sao đành phải nuốt cục tức đó.

Người dân cả nước đang rất đồng lòng chống dịch

Từ việc chấp nhận thiệt hại kinh tế mà đóng cửa hàng quán, cơ sở kinh doanh. Từ việc hạn chế di chuyển, tự cách ly. Cho tới việc tự khai báo tình hình sức khỏe trên app y tế.

Các doanh nhân, nghệ sĩ, người nổi tiếng cũng liên tục có động thái đóng góp cho các cơ quan phòng chống dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân cũng có động thái ủng hộ. Từ người cao tuổi cho tới các em nhỏ. Nhiều thành phần trong xã hội đã đồng lòng chung tay phòng chống dịch bệnh. Điều này thật đáng quý. Nó như luồng năng lượng tiếp thêm sức mạnh cho đất nước trong công cuộc chiến đấu với dịch bệnh.

Người dân luôn luôn có tinh thần hợp tác. Nhưng, làm sao để cho mọi người vững vàng ý chí để kề vai sát cánh cùng nhau chiến đấu với dịch bệnh? Đó là sự cảm thông và hỗ trợ lẫn nhau trong lúc khó khăn này. Kinh tế bị ảnh hưởng là chung của toàn cầu chứ không riêng cá nhân nào. Chỉ là lúc này, sự giàu nghèo càng được thể hiện rõ.

Bài học từ tỷ lệ tử vong thấp ở Đức

Khó khăn thì ai cũng có. Nhưng liệu có hiểu và cảm thông cho nhau không là chuyện khác. Ở đâu đó, các chủ nhà trọ, chủ cho thuê giảm tiền cho thuê hoặc miễn tiền thuê trong thời gian. Ở đâu đó, mạnh thường quân hỗ trợ cho những người đang gặp khó khăn. Nhưng cũng ở đâu đó, những chủ nhà trọ, chủ cho thuê không miễn giảm mà còn tăng tiền hoặc nhất quyết không cho nợ.

Ở đâu đó, những thành phần lợi dụng dịch bệnh lừa đảo bắt đầu tìm cách hoạt động mạnh hơn. Các trung tâm, cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng thì người đồng hành chia sẻ, thấu hiểu vẫn là người lao động, người làm thuê. Họ hỗ trợ doanh nghiệp, công ty bằng hình thức chấp nhận giảm tiền lương, nghỉ không lương....Họ đã đều hợp tác và chấp nhận rất nhanh.

Nhưng còn các đơn vị khác thì sao? Cứ có cảm giác dường như các đơn vị ấy vẫn bình chân như vại và theo kiểu "chưa nắm được thông tin". Điện, nước, internet là những cái mà ai cũng phải sử dụng. Không đi làm thì phải ở nhà. Ở nhà thì phải sử dụng dù có hạn chế cách mấy thì vẫn phải thừa nhận rằng lượng tiêu thụ vẫn tăng so với bình thường.

Kế đến là các tổ chức tín dụng, ngân hàng vẫn "bình chân như vại" tới ngày gọi điện nhắc nợ, đòi nợ và thậm chí là dọa kiện. Trong khi trước đó, tình hình dịch bệnh chưa có nghiệm trọng như bây giờ thì lãi suất tiết kiệm đã được giảm nhưng lãi suất cho vay thì tới giờ vẫn được trả lời là "chờ"!

Chiến thuật 'đánh giặc' Covid-19 của các nước

Thật sự phải mong chờ vào sự chỉ đạo của cơ quan chức năng, vào lòng tin của mọi người. Cái ý chí đó cần phải được tiếp thêm sức mạnh. Thử hình dung: Hàng ngày bị chủ cho thuê đòi tiền nhà. Mỗi ngày bị tổ chức cho vay gọi điện gây áp lực vì chưa đóng tiền. Chưa kể nếu điện, nước, internet bị cắt vì chưa đóng tiền được. Thì khi ấy sẽ ra sao? Mong rằng những viễn cảnh ấy sẽ không xảy ra.

Nếu vậy thì bây giờ mong các cơ quan chính quyền cần mạnh tay để có biện pháp ngăn sự lây lan của dịch bệnh. Không thể chỉ dừng ở mức tự giác hoặc vận động nữa mà cần cưỡng chế các trường hợp vi phạm.

Xin mạnh dạn đề xuất: Với phương án tìm và cách ly. Tiến hành khử khuẩn ở các địa phương. Mặc dù có tốn kém ban đầu nhưng khả năng ngăn chặn được sự lây lan sẽ cao hơn. Giúp việc chống virus sau này đỡ tốn kém và vất vả hơn.

Tiến hành tổ chức xét nghiệm nhanh lưu động tại các địa phương như Hà Nội đang tiến hành. Mạnh tay đóng cửa tạm thời các tụ điểm như quán bar, vũ trường, những nơi tập trung đông người.

Hai lối suy nghĩ về khẩu trang của người Á- Âu

Nếu địa phương nào để phát hiện những nơi này còn mở cửa kinh doanh thì những người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm. Hãy công bố đường đây nóng của mỗi địa phương một cách rộng rãi hơn. Mạnh tay xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm như: khai báo gian, trốn cách ly, đã cách ly nhưng vẫn cố tình nhận đồ từ bên ngoài, cố tình kinh doanh để tụ tập đông người, ra đường hay tới nơi công cộng không đeo khẩu trang, khạc nhổ bừa bãi ....

Cũng cần kiểm tra và xử lý cả những trường hợp được người dân phản ánh. Cần điều tiết giá cả mặt hàng lương thực hợp lý. Và yêu cầu các tổ chức tín dụng cần giãn nợ trong thời gian này. Khi áp lực kinh tế lúc này được giảm đáng kể thì người dân mới có thể yên tâm và đồng lòng hợp tác cùng chống dịch. Áp lực của người dân còn nặng thì sẽ còn nhiều trường hợp cố tình tìm cách vi phạm. Rất mong rằng tình hình dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi.

Chia sẻ bài viết của bạn cho mục Ý kiến tại đây .

Nguyễn Như Thông

'Sống chậm' trong khu cách ly Bạch Mai

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, 48 tuổi, là Trưởng khoa C4, Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Khoa được cách ly sau khi phát hiện một bệnh nhân Covid-19 điều trị tại đây, ngày 20/3.

5 giờ chiều, trừ những người đang trong ca trực và điều trị bệnh nhân tại tầng một, các y bác sĩ đều tập thể dục. Người nhảy, người hít đất, người chạy bộ dọc hành lang... để giảm căng thẳng và đỡ buồn chán khi cách ly dài ngày.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi tập thể dục tại bệnh viện cũng là lần đầu tôi được ở cạnh đồng nghiệp 24/24 giờ lâu đến như vậy. Gần nửa tháng rồi", bác sĩ Thái chia sẻ.

Khoa C4 là nơi một điều dưỡng của Bạch Mai điều trị trước khi phát hiện nhiễm bệnh Covid-19. Ngay trong đêm, toàn bộ 84 người, bao gồm 34 nhân viên y tế, 24 bệnh nhân, 26 người chăm sóc bệnh nhân được cách ly. Trong đó, có hai điều dưỡng đang mang thai .

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, trưởng khoa C4, Viện Tim Mạch, bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Bệnh viên cung cấp

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, Trưởng Khoa C4, Viện Tim Mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Từ ngày cách ly, công việc khám chữa bệnh vẫn duy trì. Để giảm áp lực công việc, nhân viên y tế được chia thành từng kíp 4 người gồm hai bác sĩ, một điều dưỡng, một học viên. Mọi người phải thay phiên nhau trực, khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân.

Ngày 29/3, một bệnh nhân bị viêm nội tuần hoàn nhiễm khuẩn, có kèm biến cố đột quỵ bắt buộc phải chuyển ra ngoài để chụp chiếu, cắt lớp sọ não. Khi đó, bác sĩ đề xuất bệnh viện đưa bệnh nhân từ trong khu cách ly ra ngoài, mặc đồ bảo hộ và có một đội hỗ trợ ở vòng ngoài vì bác sĩ trong khoa C4 không được phép ra ngoài. Hiện, bệnh nhân nằm tại khoa cấp cứu C1, không đưa trở lại khu cách ly để tránh lây nhiễm.

Trong khoa còn một bệnh nhân nặng phải chạy thận nhân tạo, phải điều trị tích cực, hạn chế chạy thận vì yêu cầu khi chuyển ra ngoài rất phức tạp và nhiều quy trình.

Một số công việc khác như theo dõi tình hình sức khỏe người nhà, giải quyết vấn đề phát sinh. Chỉ cần có dấu hiệu nghi ngờ sẽ được xét nghiệm, chẩn đoán ngay.

"Đây là lần đầu tiên bác sĩ phải theo dõi cùng lúc cả tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và người nhà của họ", bác sĩ nói.

Trong ngày đầu cách ly, một người nhà "bệnh nhân tiếp xúc gần với bệnh nhân 86", bị sốt nên được chuyển sang bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để theo dõi. Kết quả hiện âm tính. Nhiều người hoang mang, chỉ cần hắt hơi, sổ mũi là đã nghĩ ngay đến Covid-19. Do đó, ngoài điều trị, bác sĩ còn giải quyết tâm lý, ổn định tinh thần cho mọi người.

Toàn bộ nhân viên y tế ở C4 và người nhà, người bệnh đã được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần, đều có kết quả âm tính. Ngày 31/3 lấy mẫu lần 3.

Các bác sĩ chụp tấm hình kỷ niệm ở ngoài khu vực sảnh tiếp đón. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Các y bác sĩ chụp hình kỷ niệm ở ngoài khu vực sảnh tiếp đón C4. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trở lại phòng làm việc, bác sĩ Thái khử khuẩn cho mình rồi tiếp tục với báo cáo đang viết dở. Anh cho biết điều anh lo lắng nhất hiện nay là việc kéo dài thời gian cách ly đến gần cuối tháng 4, dù đã có kết quả xét nghiệm âm tính tức là cơ thể hoàn toàn không bị nhiễm bệnh.

"Tâm lý ai cũng nặng nề khi nghe tin, tôi cũng vậy", bác sĩ nói. "Ngoài kia, đồng nghiệp đang chiến đấu mỗi ngày để chống dịch còn chúng tôi lại như đang dừng lại một chỗ".

Bác sĩ cho biết vẫn động viên đồng nghiệp vững vàng trong mọi hoàn cảnh. Thời gian rảnh, các y bác sĩ tranh thủ đọc sách, viết báo, xem tài liệu, làm luận án..., cố gắng không để lãng phí thời gian. Mọi người bảo nhau, đây giống như những ngày "sống chậm" sau thời gian dài quá tải công việc tại bệnh viện tuyến cuối.

"Tôi mong ngóng ngày hết hạn cách ly để trở lại cuộc chiến chung chống dịch. Chỉ cần tất cả chúng ta, từ bác sĩ, bệnh nhân đến người cách ly và cả người dân không ai đứng ngoài cuộc, cuộc chiến này nhất định thắng lợi", bác sĩ Thái nói.

Khoa C4 Bạch Mai
 
 
Khoa C4 Bạch Mai

Nhân viên y tế khoa C4, Bệnh viện Bạch Mai tranh thủ thời gian buổi chiều để tập thể dục, rèn luyện sức khỏe.

Thùy An

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4

Cách ly toàn xã hội trong nửa tháng để phòng chống Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Covid-19

Dù chưa có lệnh phong toả, nhưng nhiều tuyến phố ở thủ đô Hà Nội nhiều ngày qua đã vắng người đi lại. Ảnh: Giang Huy

Dù chưa có lệnh phong toả, nhưng nhiều tuyến phố ở thủ đô Hà Nội nhiều ngày qua đã vắng người đi lại. Ảnh: Giang Huy

Có hiệu lực từ 1/4, chỉ thị 16 của Thủ tướng về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 nêu yêu cầu cách ly toàn xã hội ; thực hiện theo nguyên tắc "gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh".

Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu; làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (những nơi không bị đóng cửa, dừng hoạt động) và các trường hợp khẩn cấp khác.

Mọi người dân phải thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Taxi công nghệ được lựa chọn gắn mào hoặc phù hiệu

Nghị định 10/2020 quy định điều kiện kinh doanh vận tải có hiệu lực từ ngày 1/4 đưa ra nhiều điểm mới trong quản lý xe taxi. Theo đó, ngoài taxi truyền thống còn có taxi công nghệ, sử dụng phần mềm đặt xe, tính cước chuyến đi và kết nối với hành khách thông qua phương tiện điện tử.

Nghị định nêu rõ, chủ taxi có quyền lựa chọn gắn mào với chữ "taxi" trên nóc, hoặc dán phù hiệu "xe taxi" bằng vật liệu phản quang lên kính phía trước và kính phía sau xe. Các xe đã gắn mào không phải dán phù hiệu.

Ngoài ra, chủ xe đang ứng dụng hình thức gọi xe như Grab Car, Goviet... có thể lựa chọn mô hình xe hợp đồng điện tử hoặc taxi công nghệ tùy theo nhu cầu, song phải đáp ứng quy định của mỗi loại hình vận tải.

https://vnexpress.net/infographics/taxi-cong-nghe-duoc-quan-ly-nhu-the-nao-4008839.html

Taxi công nghệ được quản lý như thế nào ?: Đồ hoạ: Tạ Lư-Đoàn Loan

Chủ nhà không đóng bảo hiểm cho người giúp việc bị phạt đến 15 triệu đồng

Nghị định 28/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội... lần đầu tiên quy định bắt buộc chủ nhà phải đóng bảo hiểm xã hội , y tế cho người giúp việc.

Ngoài ra, gia chủ cũng phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc. Trong trường hợp không thực hiện những quy định trên, chủ nhà có thể bị phạt đến 15 triệu đồng.

Nghị định này cũng tăng mức xử phạt hành chính từ 5-7 triệu đồng lên 10-15 triệu đồng với hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người giúp việc; không trả tiền tàu xe, đi đường khi người giúp việc thôi việc về nơi cư trú.

Phạt 10 triệu đồng nếu gửi tin nhắn quảng cáo rác

Cũng có hiệu lực từ 15/4, nghị định 15/2020 quy định xử phạt liên quan đến vi phạm về thư điện tử, tin nhắn cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ.

Theo đó, các hành vi gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo đến người nhận nhưng chưa được sự đồng ý của người nhận; gắn nhãn thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo không đúng hoặc không đầy đủ theo quy định... bị phạt từ 5-10 triệu đồng đối.

Nghị định cũng nêu mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không gắn nhãn thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo theo quy định; không lưu lại thông tin đăng ký nhận quảng cáo, thông tin yêu cầu từ chối và thông tin xác nhận yêu cầu từ chối thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo.

Hơn 850.000 người nhiễm nCoV toàn cầu

Thế giới ghi nhận 854.612 ca nhiễm nCoV và 42.044 người chết tại 202 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng lần lượt 72.578 và 4.435 ca so với 24 giờ trước. Italy là nước báo cáo số ca tử vong lớn nhất với 12.428 người.

Mỹ đến nay ghi nhận 188.172 ca nhiễm và 3.873 ca tử vong, tiếp tục là vùng dịch lớn nhất thế giới, theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins. Như vậy, số ca tử vong vì nCoV tại Mỹ đã vượt Trung Quốc, nơi đang ghi nhận 3.305 người chết do dịch bệnh.

Tại bang New York, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, Thống đốc Andrew Cuomo đã phải lên tiếng kêu gọi hỗ trợ y tế khẩn cấp trong bối cảnh số người chết do nCoV tại đây đã vượt 1.500.

Nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân nghi nhiễm nCoV xuống khỏi xe cứu thương tại St Thomas ở London ngày 31/3. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân nghi nhiễm nCoV xuống khỏi xe cứu thương tại St Thomas ở London ngày 31/3. Ảnh: AFP.

Tổng thống Donald Trump hôm 30/3 cảnh báo 30 ngày tới là thời gian thách thức và cũng là 30 ngày rất quan trọng. Ông sẽ kéo dài chính sách "cách biệt cộng đồng" đến ngày 30/4 do lo ngại đỉnh dịch tại Mỹ có thể không đến trong hai tuần nữa.

Italy phát hiện thêm 4.035 ca nhiễm mới và 837 người tử vong, tổng số người nhiễm và chết đến nay lần lượt là 105.792 và 12.428. Tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Italy là gần 12%, mức cao nhất thế giới và gấp hơn hai lần tỷ lệ tử vong toàn cầu, theo Worldometer, trang web cập nhật số liệu Covid-19 thời gian thực.

Chính phủ Italy đã ban lệnh phong tỏa chưa từng có từ ba tuần trước nhằm ngăn nCoV lây lan, sau đó quyết định kéo dài biện pháp trên ít nhất tới giữa tháng 4. Hầu hết doanh nghiệp phải đóng cửa, khiến nền kinh tế Italy có nguy cơ rơi vào suy thoái nặng nề nhất trong nhiều thập kỷ.

Các cửa tiệm và nhà hàng dự kiến sẽ ngừng hoạt động ít nhất đến tháng 5. Không quan chức nào dám đưa ra dự đoán về thời điểm cuộc sống của người dân có thể trở lại bình thường.

Tây Ban Nha xác nhận thêm 7.967 ca nhiễm và 748 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết lên lần lượt 95.923 và 8.464, vượt qua Trung Quốc để trở thành vùng dịch lớn thứ ba thế giới.

Tây Ban Nha tự hào vì sở hữu một trong những hệ thống y tế hàng đầu, thậm chí từng được xếp hạng quốc gia khỏe mạnh nhất thế giới, theo nghiên cứu Bloomberg công bố năm ngoái. Tuy nhiên, hình tượng này đã bị Covid-19 "xô đổ", với một loạt vấn đề như thiếu bệnh viện, giường chăm sóc đặc biệt, kit xét nghiệm và thiết bị y tế cơ bản.

Madrid đang tìm cách tăng cường xét nghiệm, thu thập nguồn kit từ khắp nơi trên thế giới, với mục tiêu xét nghiệm 50.000 người/ngày, thay vì mức 20.000 hiện nay. Giới chức cũng đặt hàng số vật tư trị giá hàng triệu USD nhằm cung cấp cho hệ thống y tế đang bên bờ vực sụp đổ.

Đức ghi nhận thêm 4.923 ca nhiễm và 130 ca tử vong, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 71.808 và 775. Là vùng dịch lớn thứ ba châu Âu, sau Italy và Tây Ban Nha, song tỷ lệ tử vong ở Đức chỉ 1%.

Ngoài ban hành quy định về hạn chế đi lại để ngăn dịch, chính quyền Đức còn áp dụng mô hình xét nghiệm diện rộng như Hàn Quốc nhằm xác định và cách ly sớm người bị nhiễm. Thủ tướng Angela Merkel, 65 tuổi, hôm 29/3 cho kết quả âm tính nCoV lần ba. Bà tự cách ly tại căn hộ ở Berlin một tuần qua sau khi tiếp xúc với bác sĩ nhiễm nCoV.

Anh đến nay báo cáo 25.150 ca nhiễm nCoV, 1.789 ca tử vong, tăng lần lượt 3.009 và 381 ca so với một ngày trước đó. Trong số các ca nhiễm có Thái tử Charles , Thủ tướng Boris Johnson Bộ trưởng Y tế Matt Hancock .

Sau thời gian bị chỉ trích vì thiếu quyết liệt trong chống dịch, Thủ tướng Anh hôm 23/3 ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm ngăn nCoV, động thái chưa từng được thực hiện từ sau Thế chiến II. Tuy nhiên, nhiều người Anh vẫn tỏ ra thờ ơ với lệnh phong tỏa, tiếp tục tụ tập đông người và tổ chức các buổi tiệc tùng khiến cảnh sát phải giải tán.

Tại châu Á, Iran tiếp tục là vùng dịch lớn thứ hai khu vực, sau Trung Quốc, với 44.605 ca nhiễm và 2.898 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 3.110 ca nhiễm và 141 trường hợp tử vong. Chính phủ Iran cảnh báo dịch bệnh có thể kéo dài thêm vài tháng và khiến hơn 10.000 người thiệt mạng.

Hàn Quốc hôm nay ghi nhận 101 ca nhiễm mới, giảm nhẹ so với 125 ca ngày hôm qua, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 9.887, đánh dấu ngày thứ 20 liên tiếp số ca nhiễm mới tại nước này chỉ xoay quanh 100. Số ca tử vong là 165, tăng ba ca.

Bắt đầu từ 1/4, tất cả người nhập cảnh vào Hàn Quốc đều sẽ phải cách ly hai tuần. Đây là một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn các ca nhiễm mới "nhập ngoại".

Iran đã đóng cửa trường học, hủy các buổi lễ cầu nguyện, đóng cửa quốc hội cũng như các địa điểm hành hương lớn của người Hồi giáo Shiite. Tổng thống Hassan Rouhani hôm qua cho biết chính quyền sẽ đóng cửa các công viên trên toàn quốc vào ngày 1/4, nhằm ngăn chặn những buổi dã ngoại gia đình thường diễn ra để đánh dấu ngày thứ 13 của kỳ nghỉ Tết Ba Tư. Ông kêu gọi người dân "thực hiện truyền thống vào lúc khác", nhấn mạnh ai vi phạm sẽ bị trừng phạt.

Tại Đông Nam Á , Malaysia là vùng dịch lớn nhất với 2.766 ca nhiễm và 43 người chết. Indonesia là vùng dịch chết chóc nhất khu vực với 136 người chết trong 1.528 người nhiễm, tỷ lệ tử vong Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog gần 9%.

Nhiều chuyên gia lo ngại hệ thống y tế Indonesia có nguy cơ "sụp đổ" do thiếu giường bệnh, nhân viên y tế và các cơ sở chăm sóc đặc biệt nếu số ca nhiễm tiếp tục tăng.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về sức khỏe cộng đồng do Covid-19 và thông báo biện pháp hỗ trợ người thu nhập thấp, bao gồm tăng cường phúc lợi xã hội, hỗ trợ lương thực, giảm giá điện và miễn thuế.

Vũ Hoàng (Theo Worldometer , AFP , Reuters )

QĐ Mỹ chặn đường, truy đuổi đoàn xe bọc thép Nga lao xuống ruộng ở Đông Bắc Syria

Ngày 31/3. Một xe đoàn tuần tra của Quân đội Mỹ đã chặn một đoàn xe tuần tra của Quân cảnh Nga, không cho các lực lượng thực thi nhiệm vụ của Moscow sử dụng một tuyến đường chính ở vùng Đông Bắc Syria .

Nhiều hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy đoàn xe bọc thép kháng mìn Oshkosh M-ATV của Mỹ đã can thiệp và ngăn cản các xe bọc thép của Nga trên trục đường chiến lược ở Đông Bắc Syria.

Đoàn xe quân cảnh Nga đã tìm cách đi vòng qua một trạm kiểm soát của Mỹ và bị mắc kẹt trên cánh đồng lầy lội.

Đoàn xe Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog Quân cảnh Nga bị các lực lượng quân sự Mỹ chặn đường ở Đông Bắc Syria

Các xe bọc thép Tigr và xe thiết giáp chở quân BTR-82A của Nga cố gắng vượt qua trạm kiểm soát nhưng lại bị kẹt dưới ruộng và phải được kéo ra bằng xe bọc thép Typhoon-K (KAMAZ-53949).

Theo truyền thông địa phương, các lực lượng quân sự Mỹ đã ngăn chặn không cho đoàn tuần tra của Quân cảnh Nga tiến về một mỏ dầu tại đây.

Đoàn xe tuần tra Nga khi đó đang cố gắng tiến về cửa khẩu biên giới giữa Syria và Iraq, khu vực nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn.

Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch chống lại SDF vào tháng 10/2019, Nga đã không ngừng gia tăng sự hiện diện quân sự ở Đông Bắc Syria, đặc biệt là khi Mỹ đưa ra quyết định rút phần lớn binh sĩ khỏi Syria.

Tuy nhiên, hiện nay Quân đội Mỹ vẫn duy trì hàng trăm binh lính đóng quân ở Đông Bắc Syria để phối hợp với Lực lượng Dân chủ Syria “chống khủng bố IS”.

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ "cách ly toàn xã hội" ở Sài Gòn: "Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi"

" Nay ngoại bán bữa nữa rồi nghỉ, mà nghỉ rồi không biết làm sao, lấy cái gì để ăn" - ngoại Linh đưa một tay gạt nước mắt, một tay nắm xấp vé số đang bán dở, thở dài...

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 1.

Xấp vé số cuối cùng của ngoại Linh chiều 31/3.

Với nhiều người ở Sài Gòn, vé số kiến thiết được xem là một điều may mắn, không ít người đã đổi đời nhờ những tấm vé số. Nhưng với ngoại Linh và nhiều người bán vé số khác, những tấm "giấy lộn" đầy màu sắc này là chiếc cần câu cơm, phương tiện sống duy nhất để họ có thể bám trụ ở Sài Gòn.

Những tấm vé số cuối cùng...

Việc dừng xổ số kiến thiết từ 1/4 khiến không ít người bán vé số ở Sài Gòn rơi vào cảnh mất trắng nguồn thu nhập.

11h trưa ngày 31/3, đường phố Sài Gòn vắng vẻ hơn khi nhiều người đã hạn chế ra đường, hàng quán thì treo biển đóng cửa để phòng chống dịch Covid-19. Ngồi nép ở góc ngay ngã tư đường Bình Quới - Thanh Đa, một cụ bà lớn tuổi, khòm lưng đếm những tờ vé số còn lại trên tay, chốc chốc hướng mắt về phía những người ít ỏi đang chạy trên đường, chờ đợi.

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 3.

Ngoại Linh xúc động khi nghĩ đến những ngày sắp tới, tiền gạo, tiền sinh hoạt phí mỗi ngày.

Đã hơn 1 tuần qua, lượng vé số mà ngoại Linh (76 tuổi, quê Đắk Lắk) bán được mỗi ngày đã giảm hơn một nửa vì vắng người mua. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, ngoại vẫn bám trụ, lang thang khắp nẻo đường ở Bình Thạnh để bán vé số, vậy mà...

"Mai dừng hẳn rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa, mà gạo cũng hết rồi" , ngoại Linh buồn bã nói.

Kể từ lúc bỏ nhà vào Sài Gòn vì buồn chuyện con cái, những tấm vé số giúp ngoại Linh có đủ cơm ngày 3 bữa.

Dù có tận 4 người con, điều kiện kinh tế khá giả nhưng vì buồn chuyện con cái, ngoại Linh quyết định bỏ nhà ở quê để vào Sài Gòn, tự bươn chải kiếm sống. Tuy có vất vả nhưng số tiền mà ngoại kiếm được mỗi ngày từ những tấm vé số cũng giúp ngoại có cơm no ngày ba bữa. "Ngoại nghe bên phường bảo sẽ hỗ trợ cho người bán vé số, ngoại mừng quá, ngoại biết giờ đang dịch con virus, ai cũng sợ, chỉ mong nó mau mau qua để mọi người còn có công ăn việc làm" , ngoại Linh nói.

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 5.

Góc đường Trần Hưng Đạo cũng vắng vẻ hơn mọi ngày.

Chú Thành và những tờ vé số cuối cùng, chú cho biết bán vé số để phụ con cái nuôi cháu, những ngày tới rồi chẳng biết tính sao.

Cũng giống như ngoại Linh, chú Thành (bán vé số trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1) cho biết 15 ngày tới, có thể là dài hơn là khoảng thời gian "ám ảnh" nhất mà chú sắp trải qua. Bị khuyết tật, mất cả đôi chân, chiếc xe lăn Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog và bán vé số là cần câu cơm giúp chú bám trụ ở Sài Gòn. Giờ dừng bán ít nhất 15 ngày, chú chẳng biết tính sao...

"Nghĩ giận con virus dễ sợ, tự nhiên vì nó mà chú được nhàn rỗi" - chú Thành cười đau xót.

Căn nhà vé số chẳng còn tiếng nói cười...

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 7.

Căn nhà hơn chục người bán vé số sinh sống chỉ còn lại 3 người.

Nằm sâu trong con hẻm 406 (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP.HCM), căn nhà trọ nhỏ là nơi sinh sống của hơn 10 người bán vé số dạo mưu sinh. Đã 5 ngày trôi qua, chú Nguyễn Thanh Hưởng (65 tuổi, quê Phú Yên) cùng 2 đồng nghiệp đành ở nhà vì không còn bán vé số được nữa.

"Ra đường thì chẳng ai mua, hàng quán đóng cửa, chú phải ở nhà thôi. Mấy người kia về quê hết rồi, chỉ còn 3 người chú, 1 thằng tật với 1 ông bạn già, ráng bám trụ chứ biết sao" , chú Hưởng nói.

Chú Hưởng cho biết sau tai nạn, chú bị mất 1 chân, phải lắp chân giả để đi lại, mưu sinh bằng việc bán vé số.

Theo chú Hưởng, một phần vì không đủ tiền để mua vé xe đò về quê, phần còn lại chú sợ khi về nhà lỡ có gì lại ảnh hưởng đến mọi người nên quyết định ở lại Sài Gòn. Trước kia, mỗi ngày chú dùng chiếc chân giả, lắt nhắt đạp xe khắp mọi ngõ ngách để bán khoảng 200 tờ vé số, giờ thì chẳng còn tờ nào.

"Mấy nay bán ế quá, chú tính nghỉ vài hôm rồi đi bán lại, mà giờ nghe thông báo tạm dừng luôn rồi, chú chẳng biết sống sao nữa. Chỉ mong có đủ gạo nấu cơm trong 15 ngày tới thôi" - chú Hưởng trầm tư.

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 9.

Nụ cười nghẹn của chú Hưởng khi nghĩ đến những ngày tháng bán vé số cùng mọi người.

"Mấy ngày trước chú còn nói với ông già đồng nghiệp, cũng may vé số vẫn còn được bán, dù ế ế mà ngày nào cũng kiếm dăm bảy chục mua gạo nấu cơm, hai người còn cười đùa với nhau, động viên nhau ở lại Sài Gòn để bán, cái chân chú bị tật đó giờ, chỉ có cái nghề này mà mưu sinh" - chú Hưởng nói.

Ngồi trong căn nhà trọ ọp ẹp, 3 người lặng lẽ nhìn nhau, chẳng nói chẳng cười, những ngày sắp tới, họ chẳng biết sẽ sống như thế nào khi cơm ngày ba bữa chẳng còn đủ no.

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 10.

Chàng thanh niên trẻ dừng lại tặng cụ bà một thùng mì chiều 31/3.

Những hình ảnh của người bán vé số, tăm bông ở Sài Gòn trước khi có quyết định ngưng hoạt động.

Chiều 31/3, dừng chân lại một góc đường Trần Hưng Đạo, hình ảnh nam thanh niên chạy chiếc xe máy vội dừng lại, gửi tặng bà cụ còng lưng thùng mì hay cô gái trẻ mang bịch đồ ăn đến gửi cho ông cụ nhặt ve chai khiến chúng tôi thật sự xúc động. Dù cho người người, nhà nhà đang chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế do dịch bệnh nhưng sự tương thân tương ái, sẻ chia nhau vẫn được lan tỏa khắp nơi...

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 12.

Nụ cười hạnh phúc của chú nhặt ve chai khi được cô gái trẻ dừng lại tặng túi quà... Sài Gòn vẫn luôn như thế, dẫu khó khăn nhưng sự san sẻ cho nhau khiến ai cũng thấy ấm lòng. Hi vọng những ngày sắp tới, sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người sẽ giúp đất nước vượt qua dịch bệnh, ổn định đời sống cho người dân.

Cách ly toàn xã hội 15 ngày: Những trường hợp nào được ra ngoài?

Theo chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về phòng chống dịch Covid-19 được ban hành sáng 31/3, t hực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc, theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh. 

C ác  phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

V ậy, nh ững tr ư ờng h ợp n ào  đ ược ra ng oài?

Ch ỉ th ị  16/CT-TTg n êu r õ, y êu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như:

- Mua lương thực, thực phẩm, 

- Mua thuốc men.

- Cấp cứu.

- L àm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động.

- Các trường hợp khẩn cấp khác.

Cách ly toàn xã hội 15 ngày: Những trường hợp nào được ra ngoài? - Ảnh 1.

Người dân được yêu cầu ở trong nhà, trừ lúc đi mua lương thực thực phẩm và các trường hợp khẩn cấp khác. Ảnh: Phương Thảo.

B ên c ạnh  đ ó, Th ủ t ư ớng y êu c ầu ng ư ời d ân  thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Đồng thời toàn thể nhân dân nên tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện. Thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng. 

Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.

Thủ tướng giao Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các địa phương chú ý bảo đảm hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân.

TS Vũ Đình Ánh: Cần vận hành kinh tế an toàn thay vì đóng băng

- Chính phủ đã ban hành gói tín dụng 285.000 tỷ và đang xem xét gói tài khoá giãn thuế hơn 80.200 tỷ nhằm giảm áp lực tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp. Ông đánh giá như thế nào về tác động của các giải pháp này?

- Các giải pháp tài khoá như giãn, hoãn, giảm thuế sẽ giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Hiện tại, đó là một phương án hợp lý.

Trong khi đó, gói tín dụng 285.000 tỷ đồng với lãi suất thấp thực tế không tác động nhiều tới các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp. Doanh nghiệp hiện không có nhu cầu vay mới do sản xuất - kinh doanh đã suy giảm đáng kể. Điều họ lo ngại nhất là nghĩa vụ tài chính khi các khoản vay đến hạn, nhất là vay ngân hàng. Lúc này, họ cần được giãn, hoãn các nghĩa vụ tài chính liên quan đến trả nợ gốc, lãi vay đối với các khoản nợ cũ, chứ không phải giảm lãi suất cho hợp đồng tín dụng mới.

Giải pháp cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động có thể nên điều chỉnh lại, bởi chưa biết dịch bệnh bao lâu mới kết thúc. Nếu doanh nghiệp không thể hồi phục, người lao động cũng không còn cơ hội trở lại doanh nghiệp làm việc.

- Trong cuộc họp thường trực Chính phủ ngày 27/3, Thủ tướng đã đề nghị tính toán, nghiên cứu một gói hỗ trợ từ trái phiếu chính phủ để kích cầu. Ông đánh giá sao về tính khả thi của giải pháp này?

- Phát hành trái phiếu là việc được thực hiện khi nền kinh tế vận hành bình thường. Sau 3 tháng đầu năm nay, các tổ chức và định chế tài chính rơi vào trạng thái gián đoạn dòng tiền do các hoạt động kinh tế, thương mại đình trệ. Vậy ai sẽ mua số trái phiếu được Chính phủ phát hành?

Tiếp đó, nợ công của Việt Nam gia tăng qua từng năm, việc phát hành trái phiếu chính phủ chắc chắn sẽ khiến tỷ lệ nợ công/GDP thay đổi, tạo áp lực đáng kể lên thu - chi ngân sách năm nay và các năm tiếp theo.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh. Ảnh: Trọng Hiếu.

- Trong điều kiện ngân sách có hạn, theo ông, Chính phủ nên có những giải pháp ưu tiên gì để hỗ trợ doanh nghiệp?

- Theo tôi, lý tưởng nhất là chúng ta có thể có phương án vận hành nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh thay vì dừng hẳn hoạt động kinh doanh để chống dịch. Nhà máy, phân xưởng hoạt động sản xuất, nhưng dừng hoạt động kinh doanh được. Như vậy hàng hoá sản xuất ra sẽ bán cho ai? Tuy nhiên, điều này rất khó trong bối cảnh ưu tiên chống dịch hiện nay.

Ngoài ra, giai đoạn đầu diễn ra Covid-19, doanh nghiệp bị gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Gần đây, khi dịch bệnh tại Trung Quốc dần được kiểm soát, nguồn cung có thể được nối lại, doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với bài toán thiếu thị trường tiêu thụ do dịch lan rộng ra nhiều quốc gia, dẫn tới tình trạng cách ly, kiểm soát chặt chẽ ở các cửa khẩu hải quan.

Vậy nên, cần tìm nguồn cung thay thế, giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc thông qua gia tăng tỷ lệ nội địa hoá, tăng cường các ngành công nghiệp hỗ trợ. Nếu có gói hỗ trợ cho vay, nên dành cho đối tượng này. Từ đó, họ sẽ có thêm cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, tiến tới giảm dần sự phụ thuộc với thị trường cung cấp nguyên vật liệu nước ngoài.

Tiếp đến, nên quan tâm tới đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Khi dịch đã lan tới nhiều quốc gia, mục tiêu kích thích xuất khẩu cực kỳ khó khăn, doanh nghiệp cũng phải chịu một khoản phí tổn lớn. Những chính sách lúc này cần tập trung phát triển thị trường nội địa. Việc này vừa giúp doanh nghiệp Việt Nam giải bài toán thị trường trong ngắn hạn, vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Cuối cùng, cần giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp. Khi doanh thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh không phát sinh, dòng tiền của doanh nghiệp gặp khó khăn, giải pháp đơn giản nhất là giảm các nghĩa vụ của họ với nhà nước và bạn hàng.

Những giải pháp này sẽ duy trì sức cầu của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm đầu ra cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Các cửa hàng trên phố Đào Duy Từ (Hà Nội) đóng cửa theo yêu cầu để tránh lây lan trong mùa dịch. Ảnh: Giang Huy.

Các cửa hàng trên phố Đào Duy Từ (Hà Nội) đóng cửa theo yêu cầu để tránh lây lan trong mùa dịch. Ảnh: Giang Huy.

- Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần làm sao để đảm bảo sự phá sản hàng loạt không xảy ra?

- Đặc điểm nổi bật của đối tượng này là tính linh hoạt cao, có thể nhanh chóng chuyển đổi phương thức hoạt động. Tôi thấy không ít cơ sở giáo dục tổ chức học nhóm bằng Skype, Zalo, livestream trên fanpage. Nhiều tiệm cà phê, nhà hàng đã tiếp thị, bán hàng qua trang thương mại điện tử, facebook, sử dụng dịch vụ vận chuyển. Vậy nên, Chính phủ và các địa phương cần định hướng sản xuất - kinh doanh cho họ.

Song vấn đề nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt rất đa dạng, thay vì áp dụng chính sách chung cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp, nên có những chính sách khác biệt cho từng nhóm.

Những doanh nghiệp cần nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động, ngân hàng có thể hỗ trợ họ bằng tín dụng với lãi suất thấp. Với doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm hướng đi mới, các địa phương, Bộ, ngành có thể cung cấp thông tin mang tính chất tư vấn. Nếu doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn về lực lượng lao động, cần kích hoạt thị trường này. Trường hợp doanh nghiệp không thể hoạt động liên tục, nên tạo điều kiện cho họ dừng kinh doanh hoặc giải thể.

Tôi chỉ lưu ý là cần hết sức tránh để doanh nghiệp rơi vào tình trạng tới hạn vẫn không trả được nợ, buộc phải phá sản. Các phương án giãn, hoãn, giảm thuế, tiền thuê đất sẽ giúp Chính phủ Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog giải quyết điều này.

- Ngoài gói hỗ trợ tín dụng 285.000 tỷ đồng, phần lớn các phương án hỗ trợ nền kinh tế vẫn nằm trên giấy do phải trải qua quy trình thông qua về pháp luật phức tạp theo quy định. Ông có đề xuất gì để các chính sách hỗ trợ sớm được ban hành và phát huy hiệu quả?

- Hiện quy định phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của từng tổ chức khá phức tạp nhưng không đến mức cản trở một quyết định, đề xuất nào. Với những vấn đề cấp bách, vượt quá quyền hạn của Chính phủ, vẫn có thể trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định, không cần đợi đến kỳ họp Quốc hội hàng năm.

Theo tôi, điều quan trọng nhất là phải có đề án và lựa chọn định hướng rõ ràng, theo hệ thống, có những chi tiết cụ thể để đảm bảo tính khả thi. Không nên để diễn ra tình trạng hôm nay nghĩ ra cái này, ngày mai nghĩ ra cái khác đều trình Quốc hội cho ý kiến. Cách làm việc như vậy thể hiện sự manh mún, không đồng bộ, thậm chí các đề xuất dễ xung đột nhau.

- Bên cạnh hình thức hỗ trợ trực tiếp tài chính, theo ông nên chuyển đổi công việc cho nhóm lao động bị mất việc làm ra sao?

- Việc này nên để thị trường giải quyết. Nhà nước chỉ cần hướng nguồn lực của nền kinh tế phát triển vào đâu, dòng chảy lao động sẽ dịch chuyển tới đó.

Dịch bệnh là yếu tố xuất hiện nhất thời, nhưng chúng ta không biết nó kéo dài bao lâu. Còn bài toán đào tạo, chuyển dịch, chuyển đổi công việc mang tính dài hạn. Vậy nên, nhà nước không thể can thiệp, phải để cho thị trường tự vận động. Khi các hoạt động sản xuất - kinh doanh chuyển động theo hướng vừa phải duy trì hoạt động, vừa phải đảm bảo an toàn thì thị trường lao động sẽ tự chuyển dịch theo.

Hoàng Thắng

15 ngày Nhà Trắng chống Covid-19

Chỉ còn Tổng thống Trump, các phụ tá hàng đầu và một nhóm nhỏ nhân viên ở lại Nhà Trắng để vạch ra kế hoạch chống Covid-19. Tất cả đều hiểu rằng quyết định trong những ngày tới không chỉ định hình di sản của họ mà còn có thể quyết định họ có giữ được công việc sau khi nhiệm kỳ của Trump kết thúc cuối năm 2020 hay không.

Thông qua các cuộc phỏng vấn với nhân viên Nhà Trắng và các cố vấn, hai ký giả Meridith McGraw và Caitlin Oprysko của Politico mô tả những diễn biến ở Nhà Trắng kể từ khi Mỹ bắt đầu mạnh tay chống dịch.

Tổng thống Mỹ Trump họp báo tại Nhà Trắng ngày 30/3. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ Trump họp báo tại Nhà Trắng ngày 30/3. Ảnh: AFP .

Khởi đầu: Ngày 2/1

Nhiễm: 0

Dow Jones: 28.868,80

Giống như nhiều người Mỹ, Nhà Trắng ban đầu không nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Ngay từ ngày 2/1, Robert Redfield, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã liên lạc với Hội đồng An ninh Quốc gia để thảo luận về tình hình ở Trung Quốc liên quan đến một loại bệnh về đường hô hấp bí ẩn. 10 ngày sau, Trung Quốc ghi nhận ca tử vong đầu tiên.

Thế rồi, như một đám cháy trên đồng cỏ khô, nCoV nhanh chóng lây lan rộng khắp. Mỹ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên ngày 21/1. Vài ngày sau, Trump thành lập tổ công tác đặc biệt để chống dịch. Tuy nhiên, khi phát biểu công khai, Tổng thống và cố vấn khẳng định tình hình được kiểm soát. Ông ra lệnh cấm hầu hết người nhập cảnh từ Trung Quốc từ đầu tháng hai.

Trong nội bộ, một số quan chức Nhà Trắng theo dõi tình hình ở nước ngoài cảm thấy thất vọng vì các quan chức cấp cao, bao gồm Tổng thống, coi nhẹ vấn đề. Họ đánh giá lệnh hạn chế đi lại là chưa đủ và thúc giục Trump có hành động quyết liệt hơn, dẫn chứng các dự báo cho thấy tình hình dịch ở Mỹ có thể diễn biến giống Italy, nơi ghi nhận số ca tăng đột biến vào giữa tháng hai.

Trump bắt đầu nhận thức mức độ nghiêm trọng của vấn đề vào cuối tháng hai, trong chuyến bay kéo dài 18 giờ trở về từ Ấn Độ. Ông theo dõi những bản tin dồn dập về dịch bệnh. Theo quyền chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney, Trump không ngủ trên suốt chuyến bay.

Vài phút sau khi hạ cánh vào sáng 26/2 tại Washington D.C., Trump thông báo sẽ tổ chức họp báo về Covid-19. Ông chỉ định Phó tổng thống Mike Pence phụ trách tổ công tác chống Covid-19 và dự đoán số ca nhiễm ở Mỹ sẽ sớm "giảm về 0".

Nhưng tình hình thật sự hoàn toàn trái ngược. Đầu tháng ba, Mỹ ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm. WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch. Thị trường chứng khoán lao dốc, thậm chí phải tạm dừng giao dịch trong 15 phút ngày 9/3.

Trump và phụ tá vội vàng tìm cách trấn an người dân bằng bài phát biểu từ phòng Bầu dục. Đây là lần thứ hai trong nhiệm kỳ Trump làm điều này, sau bài phát biểu ngày 8/1/2019 về đóng cửa chính phủ và đề xuất xây tường biên giới với Mexico.

"Nếu tối nay Trump không nói 'tình hình hiện giờ thật tệ và có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn, các bạn cần thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa cần thiết' thì ông ấy có thể phải chào tạm biệt nhiệm kỳ hai", một quan chức chính quyền giấu tên nói.

Nhưng Trump không nói vậy. Thay vào đó, Tổng thống tuyên bố cấm tất cả người nhập cảnh từ châu Âu và cho biết các công ty bảo hiểm đồng ý chi trả cho việc điều trị nCoV. Các nhà đầu tư hoang mang thắc mắc liệu hàng hóa từ châu Âu có còn được phép vào Mỹ hay không. Các công ty bảo hiểm bất ngờ, bởi họ chỉ đồng ý trả tiền xét nghiệm, không phải toàn bộ chi phí điều trị.

Nhà Trắng sau đó vội vàng làm rõ những phát ngôn gây sốc của Trump. Chứng khoán tiếp tục lao dốc, giao dịch một lần nữa bị dừng 15 phút ngày 12/3.

Một quan chức Nhà Trắng nói rằng đây là tuần thay đổi tất cả. Chỉ trong vòng vài phút tối 11/3, tài tử Hollywood Tom Hanks thông báo dương tính với nCoV, Hiệp hội Thể thao Đại học Quốc gia Mỹ (NCAA) hủy giải bóng rổ, giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA cũng bị đình chỉ. Cuộc sống thường ngày của người Mỹ bị đảo lộn.

Trump và các phụ tá quyết định cần phải có hành động mạnh tay để làm chậm tốc độ nCoV lây lan. Đại học Hoàng gia London công bố báo cáo với kết luận nếu không bị kiềm chế, Covid-19 có thể khiến 2,2 triệu người chết ở Mỹ. Báo cáo này đã khiến thái độ của Tổng thống thay đổi. Ngày 16/3, Trump tuyên bố khởi động "15 ngày làm dịch chậm lây lan".

Ngày thứ nhất: 16/3

Nhiễm: 6.400

Tử vong: 83

Dow Jones: 20.188,52

Chính quyền Trump đưa ra một loạt khuyến cáo khi khởi động chiến dịch 15 ngày, yêu cầu người ốm, người cao tuổi và người có bệnh lý ở nhà, toàn bộ hộ gia đình phải ở nhà nếu có người thân nhiễm nCoV. Tổng thống cũng yêu cầu công chúng không tụ tập quá 10 người - biện pháp gắt gao gấp 5 lần so với chỉ dẫn của CDC một ngày trước đó.

"Với vài tuần tập trung hành động, chúng ta có thể xoay chuyển tình thế nhanh chóng", Trump nói. "Chính phủ sẵn sàng thực hiện tất cả biện pháp cần thiết".

Tổng thống yêu cầu Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin vạch ra một gói kích thích với quốc hội để thúc đẩy kinh tế. Mnuchin cảnh báo các thượng nghị sĩ Cộng hòa trong bữa ăn trưa tại tòa nhà quốc hội: Hãy hành động ngay bây giờ, nếu không, tỷ lệ thất nghiệp có thể lên tới hai chữ số.

Ngày thứ ba: 18/3

Nhiễm: 13.700

Tử vong: 150

Dow Jones: 19.898,92

Đường phố ở các thành phố lớn như San Francisco và New York bắt đầu vắng lặng. Tại Nhà Trắng, Tổng thống ra thông điệp mới: Đất nước đang trong một cuộc chiến.

Ông ký Luật Sản xuất Quốc phòng, đạo luật thời chiến trao cho ông quyền chỉ đạo các nhà sản xuất chế tạo thiết bị cần thiết trong khủng hoảng. Tuy nhiên, Trump nhấn mạnh rằng ông chỉ kích hoạt nó "trong kịch bản tồi tệ nhất".

Nước Mỹ đang phải đối mặt với "kẻ thù vô hình", Trump nói. Tại Nhà Trắng, kẻ thù đã ở rất gần. Trump và nhiều quan chức thân cận đã tiếp xúc với những người nhiễm nCoV. Ivanka Trump và quyền chánh văn phòng Nhà Trắng Mulvaney phải tự cách ly. Ngay cả thư ký báo chí Stephanie Grisham cũng làm việc tại nhà.

Nhà Trắng tăng cường "hàng phòng thủ". Các bác sĩ đo thân nhiệt của người ra vào. Tại Cánh Tây, những người hắt hơi và ho đều bị dè chừng. Những lọ nước khử trùng tay được đặt xung quanh Nhà Trắng. Trước khi bất cứ ai tiếp xúc với Tổng thống, họ phải đo thân nhiệt một lần nữa. Phòng họp báo của Nhà Trắng, vốn thường chật kín phóng viên, giờ chỉ còn một nhóm nhỏ nhà báo.

Nước Mỹ cũng tăng cường "hàng phòng thủ". Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau thông báo Mỹ - Canada nhất trí đóng biên, cấm tất cả hoạt động đi lại không thiết yếu.

Quốc hội vội vã dựng "hàng phòng thủ" kinh tế cho người Mỹ. Thượng viện ủng hộ gói hỗ trợ để tăng cường trợ cấp thất nghiệp, đảm bảo nghỉ làm có lương và xét nghiệm nCoV miễn phí.

Ngày thứ tư: 19/3

Nhiễm: 19.100

Tử vong: 206

Dow Jones: 20.087,19

Trump bước lên bục phát biểu, quyết tâm cho thấy sự tiến bộ của công tác chống dịch. Với Stephen Hahn, lãnh đạo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đứng bên cạnh, Trump nói hai loại thuốc chống sốt rét chloroquine và remdesivir đã cho thấy những dấu hiệu tích cực trong điều trị nCoV.

Tuy nhiên, Hahn sau đó nói rằng họ vẫn chưa chắc chắn về mức an toàn và hiệu quả của các loại thuốc này.

Tuy Trump kêu gọi mọi người đoàn kết trong khủng hoảng, ông vẫn "chĩa mũi dùi" về phía truyền thông. "Tôi bất ngờ khi đọc những thứ họ viết", ông nói.

Tổng thống có vẻ bực bội khi các phóng viên hỏi lý do ông gọi nCoV là "virus Trung Quốc". Không lãnh đạo thế giới nào gọi như vậy và WHO từ lâu đã khuyến cáo không gắn tên Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog một quốc gia hay địa điểm với một căn bệnh để tránh dẫn đến kỳ thị. Tuy nhiên, Tổng thống và các quan chức cấp cao nhiều lần nhấn mạnh virus khởi phát từ Trung Quốc và chỉ trích nước này đã che giấu dịch trong giai đoạn đầu.

Ngày thứ chín: 24/3

Nhiễm: 65.800

Tử vong: 780

Dow Jones: 20.704, 91

Lời kêu gọi của các thống đốc và quan chức y tế công cộng đề nghị Trump kích hoạt Luật Sản xuất Quốc phòng cuối cùng đã được đáp ứng. Người đứng đầu Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) Peter Gaynor thông báo cơ quan đã được "bật đèn xanh" sử dụng luật để bổ sung vật tư y tế.

Một số bang lo lắng họ thiếu máy thở để điều trị các ca bệnh nặng. Thống đốc New York Andrew Cuomo bày tỏ thất vọng về Trump. "Ông định để 26.000 người chết", Cuomo nói sau khi Trump chỉ đồng ý cung cấp 4.000 máy thở trong khi bang này yêu cầu 30.000 máy. Trump đáp trả rằng "liệu Cuomo có thật sự cần từng ấy máy không?"

Các bang California, Illinois, New York, New Jersey, Connecticut đã yêu cầu người dân ở nhà. Nhưng Trump khiến mọi người bất ngờ khi nói ông muốn chấm dứt "cách biệt cộng đồng" để mở cửa trở lại nền kinh tế trước Lễ Phục sinh 12/4. Kỳ hạn đầy tham vọng này khiến các quan chức y tế lo lắng. Họ cảnh báo việc kết thúc sớm cách biệt cộng đồng để nối lại hoạt động kinh tế bình thường sẽ kéo dài cuộc khủng hoảng vì tạo ra các cụm dịch mới.

Các bang như Ohio, Nam Dakota và Maryland cho rằng phải đến tháng 5 đỉnh dịch mới qua. Một số bang ở Trung Tây nước Mỹ bàn bạc với nhau kế hoạch duy trì "cách biệt cộng đồng" nếu Tổng thống sớm dỡ bỏ các hạn chế quốc gia.

Ngày 11: 26/3

Nhiễm: 101.700

Chết: 1.295

Dow Jones: 22.552,17

Người Mỹ thức dậy vào ngày 26/3 với một con số gây sửng sốt: 3,3 triệu người nộp đơn thất nghiệp trong tuần qua. Chưa bao giờ đất nước nhìn thấy con số như vậy.

Đến cuối ngày, Mỹ nhận thêm một con số gây sửng sốt khác: Hơn 1.000 người đã chết vì nCoV. Mỹ vượt qua Trung Quốc, trở thành vùng dịch lớn nhất thế giới trong khi vẫn đang cố gắng tăng cường khả năng xét nghiệm. Tính đến 26/3, nước này tiến hành khoảng 552.000 xét nghiệm, nhưng giới chức bang vẫn phàn nàn về tình trạng thiếu hụt vật tư y tế.

Tối hôm trước, Thượng viện đã thông qua gói kích thích 2.000 tỷ USD, hỗ trợ cho người lao động và gia đình Mỹ bằng cách phát tiền cho hầu hết người Mỹ, cho doanh nghiệp nhỏ vay và tăng trợ cấp thất nghiệp.

Buổi chiều, Tổng thống gửi một lá thư đầy lạc quan đến các thống đốc bang, nói rằng Nhà Trắng đang tìm cách giảm bớt hạn chế khi khả năng xét nghiệm đã được cải thiện.

Ngày 15: 30/3

Nhiễm: 163.479

Chết: 3.148

Dow Jones: 21.636,78

Ngày 30/3 đánh dấu kết thúc chiến dịch "15 ngày làm chậm sự lây lan" của Covid-19, nhưng tình hình dịch ở Mỹ vẫn diễn biến phức tạp, khi số ca nhiễm đã gấp đôi Trung Quốc đại lục. Trump tuyên bố 30 ngày tiếp theo là thời kỳ quan trọng để khống chế Covid-19 và kêu gọi người Mỹ góp sức giành chiến thắng trong cuộc chiến.

Trump thừa nhận mục tiêu đưa cuộc sống trở lại bình thường vào dịp Lễ Phục sinh 12/4 là việc không thể xảy ra và đã quyết định kéo dài "cách biệt cộng đồng" đến ngày 30/4 vì đỉnh dịch có thể không đến trong hai tuần tới.

"Cách biệt cộng đồng có thể cứu hơn một triệu người Mỹ. Chúng ta sẽ giành chiến thắng lớn", Trump nói. Hơn 250 triệu dân Mỹ tại 30 bang và thủ đô Washington D.C. đã được lệnh ở nhà, chỉ ra ngoài khi cần thiết như đi mua thực phẩm và thuốc men.

Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của chính phủ, người đã trở thành tiếng nói đáng tin cậy đối với công chúng, nhấn mạnh nỗi lo lắng đang tràn ngập khắp nước Mỹ.

"Chúng ta không thể đề ra các mốc thời gian", ông nói. "nCoV làm việc đó".

Phương Vũ (Theo Politico )